Visa Schengen – Visa Châu Âu phổ biến nhất

Visa Schengen (thị thực Schengen) là loại visa Châu Âu phổ biến nhất hiện nay, nó giúp một người có thể đi đến 26 quốc gia thuộc khu vực Schengen với mục đích du lịch hoặc công việc trong thời gian tối đa 90 ngày. Nó cho phép chủ sở hữu visa có thể tự do đi lại giữa các nước thuộc khu vực Schengen.

Khu vực Schengen

Khu vực Schengen là tên gọi cho một khu vực với 26 quốc gia châu Âu trong đó, giữa các quốc gia này sẽ không có biên giới, được di chuyển tự do.

Khu vực Schengen được ra đời dựa trên hiệp định Schengen ký vào ngày 14 tháng 06 năm 1985 tại Luxemburg. Hiệp định ra đời nhằm hướng đến một châu  u tự do, không có kiểm tra biên giới nội bộ giữa các quốc gia. Pháp và Đức là hai quốc gia tiên phong cho ý tưởng này, và họ đã đưa nó ra trao đổi tại hội đồng châu Âu năm 1984.

Ban đầu lúc hiệp định Schengen được ký (năm 1985) chỉ có 5 quốc gia tham gia, đến nay thì đã có 26 quốc gia.

Visa Schengen được đi những nước nào?

Người có visa Schengen hoặc công dân các nước Schengen có thể tự do đi lại giữa các quốc gia thuộc khối này, cụ thể danh sách 26 nước bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp,  Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

  • Có 22 quốc gia là thành viên của EU thuộc khối Schengen: Áo, Cộng hòa Séc, Estonia, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Lithuania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Luxembourg, Tây Ban Nha, Hungary, Malta, Slovakia, Italy Hà Lan Slovenia, Latvia, Ba Lan, Thụy Điển.
  • Các quốc gia thuộc EU nhưng không thuộc Schengen: Bulgaria, Ireland, Croatia, Romania, Cyprus, United Kingdom
  • Có 4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không thuộc EU: Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy Sỹ.
  • Monaco, San Marino và Vatican không phải là thành viên của khu vực Schengen nhưng vẫn miễn thị thực cho người có visa Schengen theo những thoả thuận khác.
  • Azores, Madeira và Quần đảo Canary là những thành viên đặc biệt của EU và một phần của Khu vực Schengen dù các nơi này nằm bên ngoài châu  u.

Lưu ý:Du khách muốn đi đến một hoặc nhiều nước Schengen phải xin visa Schengen tại lãnh sự của quốc gia là điểm đến chính của chuyến đi (lưu trú nhiều nhất).

Visa Schengen có mấy loại?

Visa Schengen có ba loại gồm loại A, C và D. Trong đó visa loại A và C là dành cho mục đích du lịch.

Visa Schengen loại A

Là visa quá cảnh (transit visa). Du khách phải làm visa Schengen loại A này trong trường hợp bay từ một nước không thuộc Schengen đến một nước khác không thuộc Schengen nhưng lại có quá cảnh (transit) thay đổi chuyển bay ở một nước thuộc Schengen.

Visa Schengen loại C

Là visa du lịch khi đến một hay tất cả 26 nước thuộc khu vực Schengen. Riêng visa loại C này sẽ được phân thành 3 loại dựa trên thời gian và số lần nhập cảnh, cụ thể:

  • Visa nhập cảnh 1 lần (Single-entry visa)
  • Visa nhập cảnh 2 lần (Double-entry visa)
  • Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple-entry visa).

Visa Schengen loại nhập cảnh 1 lần

Cho phép người sở hữu visa được nhập cảnh vào khu vực Schengen một lần trong khoảng thời gian được quy định (ghi trong visa dán ở hộ chiếu). Khi người đó xuất cảnh khỏi Schengen dù là quốc gia nào trong khối thì sẽ không được nhập cảnh trở lại với visa đó nữa cho dù thời hạn visa vẫn còn.

Visa Schengen loại nhập cảnh 2 lần

Tương tự như loại nhập cảnh 1 lần, khác biệt duy nhất là người sở hữu visa có thể được nhập cảnh 2 lần. Tức sau khi rời khỏi khu vực Schengen lần 1 để đi đâu đó (không thuộc các nước Schengen), người sở hữu visa có thể được nhập cảnh lại với visa đã có. Tuy nhiên cần đảm bảo là thời hạn sử dụng visa vẫn phải còn. Sau khi nhập cảnh lần thứ 2 rồi xuất cảnh ra khỏi Schengen thì không được nhập cảnh trở lại nữa với visa đã có.

Visa Schengen loại nhập cảnh nhiều lần

Là loại visa cho người sở hữu có thể nhập cảnh nhiều lần trong thời gian visa vẫn còn hạn. Có 3 loại visa Schengen nhập cảnh nhiều lần:

  • Visa Schengen 1 năm: Được nhập cảnh nhiều lần trong 1 năm. Tuy nhiên thời gian ở lại không được quá 90 ngày theo quy định 90/180.
  • Visa  Schengen 3 năm: Được nhập cảnh nhiều lần trong vòng 3 năm tuy nhiên thời gian ở lại các nước trong khu vực Schengen không được quá 90 ngày theo nguyên tắc 90/180.
  • Visa Schengen 5 năm: Trong vòng 5 năm, người sở hữu visa có thể nhập cảnh không giới hạn số lần tuy nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc 90/180.

Nguyên tắc 90/180: 

90: là số ngày (90 ngày) tối đa du khách có thể ở lại tại các nước thuộc Schengen. Tuy nhiên không phải cứ có visa Schengen là được ở 90 ngày, số ngày chính xác sẽ được ghi trên visa dán trên hộ chiếu.

180: là số ngày (180 ngày) tính từ ngày nhập cảnh lần đầu tiên. Tức người nhập cảnh tuy có thể nhập cảnh nhiều lần nhưng không được quá 180 ngày kể từ lần đầu tiên nhập cảnh, tổng thời gian ở trong 180 kia là không quá 90 (như ở trên giải thích).

Visa Schengen loại D

Là loại visa được cấp cho các cá nhân đang học tập, làm việc hay thường trú tại các quốc gia thuộc Schengen.

Làm Visa Schengen dễ hay khó?

Visa Schengen dễ hay khó là câu hỏi của nhiều du khách. Để trả lời câu hỏi này thực tế không khó: nó rất dễ. Điều du khách cần làm là chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đủ và đúng với yêu cầu của phía lãnh sự là được.

Tuy nhiên hiểu rộng ra là dễ đậu hay khó đậu thì nó phụ thuộc vào độ “mạnh” hay “yếu” của hồ sơ. Để có thể thẩm định chính xác thì phải xem hồ sơ của du khách mới đánh giá được.

Hồ sơ, thủ tục xin visa Schengen

Hồ sơ và thủ tục xin visa Schengen về cơ bản cũng giống như hồ sơ xin visa của các nước tiên tiến khác, một bộ hồ sơ tiêu chuẩn du khách cần chuẩn bị các giấy tờ về cá nhân, tài chính, công việc.

Trường hợp du khách đi theo diện bảo lãnh, học tập, công việc thì giấy tờ hồ sơ sẽ có những sự khác nhau.

Nên tự làm visa Schengen hay làm qua dịch vụ?

Nếu du khách có hồ sơ mạnh và có thời gian rãnh có thể tự chuẩn bị và nộp hồ sơ xin visa Schengen. Nếu chưa rõ nhiều thứ hay không có nhiều thời gian thì nên làm qua các công ty văn phòng làm dịch vụ visa schengen.

Dịch vụ làm visa Schengen có bao đậu hay không?

Không có công ty hay dịch vụ nào dám bao đậu visa nói chung và visa Schengen nói riêng bởi quyết định đậu hay rớt visa là quyết định của lãnh sự. Vậy nên các quảng cáo bao đậu là không đúng.

Một số công ty cam kết bao đậu là khi họ xem hồ sơ, đánh giá được tỷ lệ mạnh, yếu của hồ sơ dựa trên kinh nghiệm của mình để dám “bao đậu” cho khách. Bao đậu kèm theo cam kết là nếu rớt sẽ hoàn tiền này kia. Chứ không cam kết đậu.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *