Tuỳ vào mục đích cho chuyến đi đến Thuỵ Sĩ thế nào mà loại visa mà du khách cần làm sẽ có những khác nhau nhất định (đặc biệt là phần chuẩn bị hồ sơ). Thuỵ sĩ là thành viên của khu vực Schengen năm 2008 vì vậy du khách Việt Nam khi đến Thuỵ Sĩ bắt buộc phải có visa Schengen (hiểu là visa Schengen do lãnh sự Thuỵ Sĩ cấp – tạm gọi là visa Thuỵ Sĩ).
Khi nào thì làm visa Thuỵ Sĩ
Do hiện nay Việt Nam chúng ta chưa nằm trong danh sách miễn thị thực của Thuỵ Sĩ hay châu u vậy nên tất cả công dân mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam đều phải cần visa Thuỵ Sĩ khi đến đây.
Tất nhiên là khi du khách đến Thuỵ Sĩ tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ là Thuỵ Sĩ là điểm đến chính trong hành trình đi thì mới làm visa do lãnh sự Thuỵ Sĩ cấp. Tức trong hành trình đi du lịch, công tác, thăm thân, hội nghị,…du khách sẽ đến Thuỵ Sĩ và lưu trú tại đây nhiều nhất. Trong trường hợp chỉ ghé qua trong hành trình thì không làm visa Thuỵ Sĩ mà làm visa Schengen do lãnh sự của quốc gia là điểm đến chính của mình cấp.
Hồ sơ xin visa Thuỵ Sĩ bao gồm những giấy tờ gì?
Visa Thuỵ Sĩ hay visa Schengen do Thuỵ Sĩ cấp cho các mục đích du lịch, công tác, thăm thân, sự kiện,… thuộc loại visa ngắn ngày (có thời gian lưu trú tối đa 90 ngày), là visa loại C, loại visa này cần các giấy tờ sau:
- Mẫu đơn xin visa: theo mẫu quy định của lãnh sự Thuỵ Sĩ, có thể tải tại http://www.bfm.admin.ch/bfm/en/home/themen/einreise/visumantragsformular.html
- Một ảnh chân dung màu với kích thước của ảnh hộ chiếu, màu nền trắng.
- Hộ chiếu: phải còn thời hạn ít nhất là 3 tháng tính từ ngày visa hết hạn. Cùng với đó, du khách cần cung cấp bản photo (trên nguyên trang a4) của các trang có chân dung, visa và dấu xuất nhập cảnh.
- Bảo hiểm du lịch Thuỵ Sĩ hoặc chuyến đi: mức đền bù tối thiểu mà Thuỵ Sĩ cũng như các nước Schengen yêu cầu là 30.000 euro cho bảo hiểm.
- Lịch trình du lịch: lịch trình của chuyến đi.
- Giấy, voucher xác nhận đặt phòng khách sạn: cần khớp với lịch trình. Trong trường hợp lưu trú tại nhà người thân, bạn bè thì phải có giấy xác nhận từ địa phương nơi người cho lưu trú.
- Xác nhận đặt vé máy bay: cần đúng ngày với lịch trình. Lưu ý: không nên xuất vé máy bay nếu chưa có kết quả visa.
- Giấy tờ về hộ tịch: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy kết hôn,..
- Các loài tài liệu, giấy tờ chứng minh tài chính: một công dân nước ngoài khi đến Thuỵ Sĩ phải chứng minh được mình có đủ tài chính chi tiêu 100 CHF/ngày (92,3 EUR) trong suốt thời gian ở Thuỵ Sĩ tuy nhiên việc này khi công dân Việt Nam làm visa Thuỵ Sĩ sẽ cần cung cấp: Sổ tiết kiệm, Các loại giấy tờ chứng minh tài sản có của người nộp hồ sơ visa như giấy tờ nhà đất có tên miền, tài sản ô tô, tài sản chứng khoán,…
Với người lao động cần:
- Hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp
- Sao kê các giao dịch tài khoản cá nhân tại ngân hàng trong 6 tháng gần nhất.
- Giấy chứng nhận thu nhập tạm hiểu là xác nhận bảng lương.
Với người là chủ doanh nghiệp cần:
- Bản sao giấy phép kinh doanh của công ty do mình làm chủ hoặc có cổ phần
- Biên bản đóng thuế của doanh nghiệp
- Sao kê tài khoản doanh nghiệp có tên mình trong 6 tháng gần nhất.
Với người đi là sinh viên cần:
- Thư xin nghỉ phép được chấp nhận từ phía nhà trường.
- Hồ sơ sinh viên
Với người đã nghỉ hưu thì cần:
- Sổ hưu trí
- Số lương hưu 6 tháng gần nhất
Ngoài các giấy tờ nói trên lãnh sự Thuỵ Sĩ có thể yêu cầu du khách cung cấp thêm một số giấy tờ khác nếu cần.
Visa Thuỵ Sĩ thường được xử lý trong bao lâu?
Theo nguyên tắc chung, visa Thuỵ Sĩ sẽ được lãnh sự quán Thuỵ Sĩ ra quyết định trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài hơn nếu du khách nộp hồ sơ vào những dịp cao điểm về hồ sơ hay hồ sơ cần có sự đánh giá thêm thì có thể mất thêm 7 ngày làm việc – 45 ngày làm việc nữa.
Lãnh sự Thuỵ Sĩ khuyên du khách nếu xin visa Thuỵ Sĩ thì nên xin sớm trước 6 tháng so với thời điểm đi.
Trường hợp bị từ chối và kháng cáo về visa Thuỵ Sĩ
Trường hợp bị từ chối cấp visa từ phía lãnh sự Thuỵ Sĩ, du khách sẽ được thông báo và kèm theo lý do bị từ chối. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối du khách có quyền kháng cáo.
Lấy dữ liệu sinh trắc học
Du khách sau khi đã hoàn tất việc nộp hồ sơ sẽ được mời đến lấy dữ liệu sinh trắc (vân tay và hình ảnh). Việc này là bắt buộc.
Tuy nhiên nếu du khách đã lấy sinh trắc trong 59 tháng thì có thể không cần phải lấy sinh trắc nữa. Trường hợp chưa có hay có rồi nhưng lần lấy sinh trắc trước đó chưa đủ chất lượng thì phải lấy lại.
Lãnh sự Thuỵ Sĩ có quyền yêu cầu người xin visa để phỏng vấn trong trường hợp cần.
Nộp hồ sơ xin visa Thuỵ Sĩ ở đâu?
Các cơ quan lãnh sự quán bao gồm Đại sứ quán Thuỵ Sĩ và Tổng lãnh sự quán Thuỵ Sĩ là những cơ quan ngoại giao xử lý hồ sơ visa của du khách. Việc ra quyết định cấp visa hay từ chối visa Thuỵ Sĩ cũng do những cơ quan này quyết định. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ thì du khách không nộp tại văn phòng lãnh sự mà sẽ nộp qua công ty được uỷ quyền VFS Global. Trường hợp du khách làm qua dịch vụ các công ty làm visa thì du khách sẽ nộp cho phía công ty để được hỗ trợ.
Dịch vụ làm visa Thuỵ Sĩ
Dịch vụ làm visa Thuỵ Sĩ là dịch vụ của bên thứ 3 (công ty/văn phòng) đứng ra để tư vấn, hỗ trợ cho du khách trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, lo các thủ tục về dịch thuật, nộp hồ sơ cho du khách. Bên cạnh đó còn có những tư vấn hữu ích cùng du khách chuẩn bị nên một bộ hồ sơ xin visa Thuỵ Sĩ thật tốt và có tỷ lệ đậu cao.